Tổng hợp 8 thực phẩm là khắc tinh của bệnh gout

Bệnh gout là một dạng viêm khớp nhẹ do sự tích tụ axit uric trong cơ thể, gây ra sưng, đau và cứng ở các khớp xương, đặc biệt là xương khớp ngón chân ngón tay. Không chỉ gây sưng đỏ khó chịu, bệnh gout còn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn bất tiện và đau đớn khi di chuyển, sinh hoạt mỗi khi phát bệnh. Nghiêm trọng là vậy nhưng ngày càng có nhiều người mắc bệnh gout vì sử dụng nhiều bia rượu, ăn hải sản và thịt quá mức cần thiết của cơ thể,…

Vì vậy, để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh gout, bạn cần lên chế độ ăn uống phù hợp nhằm giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Những thực phẩm dưới đây là “khắc tinh” của bệnh gout, giúp bạn phòng ngừa và giảm hẳn bệnh gout.

8 thực phẩm là khắc tinh của bệnh gout mà nhà nào cũng nên có

Nguyên nhân gây ra bệnh gout là hiện tượng tích tụ axit uric ở các khớp ngón chân tay. Vì vậy, để loại trừ căn bệnh này và ngăn chúng tái phát, các loại thực phẩm bạn ăn cần có khả năng tiêu diệt axit uric. Dưới đây là một số loại thực phẩm chuyên khắc bệnh gout như vậy!

Cần tây

Cần tây ức chế hấp thụ và tích tụ axit uric gây bệnh gout
Cần tây ức chế hấp thụ và tích tụ axit uric gây bệnh gout

Cần tây là một loại rau gia vị rất phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Trong cần tây chứa rất nhiều dưỡng chất: vitamin, nước,… Đặc biệt, cần tây nổi tiếng có khả năng phân giải mỡ và axit uric trong máu, giảm tích lũy mỡ thừa và bổ sung chất xơ cho cơ thể. Đây là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người mắc Gout.

Bạn có thể ép nước uống cần tây mỗi ngày mà không cho thêm đường, tránh tăng đường máu. Hoặc kết hợp cần tây trong các món ăn hằng ngày, làm nước ép cần tây với táo dứa,… để dễ uống hơn. Cần tây giúp hỗ trợ giảm cân, đào thải độc tố trong máu nên bạn có thể cho cả nhà uống.

Rau lá xanh đậm

Các loại rau xanh lá đậm như rau cải, rau bina, cải bó xôi, rau diếp cá rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chúng giúp tăng cường chức năng gan và thận, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Các cơ quan gan và thận hoạt động tốt giúp cơ thể tiêu hóa các chất axit uric dư thừa tốt hơn, phân giải chúng từ từ và đào thải qua con đường tự nhiên.

Tốt hơn hết nên tuân theo quy tắc nắm tay, ăn lượng rau xanh mỗi bữa bằng 2 nắm tay để cung cấp cho cơ thể đủ chất xơ, thúc đẩy tiêu hóa, ngăn táo bón và hấp thụ quá nhiều chất đạm. Hoặc bạn có thể chế biến thành nước ép, sinh tố đều rất tốt.

Bí đao

Một thực phẩm là khắc tinh của bệnh gout khác chính là quả bí đao. Theo Đông y, bí đao có tính mát. Nước bí đao giải nhiệt mùa hè vừa ngon ngọt dễ uống vừa giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc tốt. Bí đao còn giúp cơ thể tăng cường hoạt động của thận, giúp thận lọc máu và nước tiểu tốt hơn. Thận làm việc tốt thì ngăn cản axit uric tích tụ trong các khớp và thúc đẩy quá trình phân giải axit uric tồn đọng. Do đó, bạn nên bổ sung bí đao vào bữa ăn mỗi ngày. Hoặc dùng nước sâm bí đao không đường mỗi ngày để làm mát cơ thể và nuôi dưỡng thận khỏe.

Táo và giấm táo

Táo và axit trong táo giúp phân giải axit uric, làm giảm bệnh gout
Táo và axit trong táo giúp phân giải axit uric, làm giảm bệnh gout

Táo là loại quả giàu vitamin C tự nhiên. Ngoài ra, trong táo chứa axit malic. Đây là một chất có khả năng phân giải axit uric, giúp giảm lượng axit uric trong cơ thể. Giấm táo điều chế từ táo lên men cũng có tác dụng tương tự. Giấm táo tạo ra phản ứng kiềm hóa cho cơ thể, thúc đẩy phản ứng chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng. Hỗ trợ phân giải các axit uric tích tụ ở các khớp, ngăn cản chúng tiếp tục tích tụ kể cả khi bạn ăn đồ nướng, lẩu, dùng nhiều bia rượu.

Để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh gout, bạn nên ăn một quả táo mỗi ngày hoặc uống giấm táo pha loãng với nước ấm (1-2 thìa giấm táo với 1 cốc nước) trước hoặc sau bữa ăn. Đối với người bị bệnh dạ dày nên lưu ý chỉ ăn táo khi đã ăn no và uống nước dấm táo sau bữa ăn.

Nước dừa

Nước dừa là loại nước tự nhiên có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và lợi tiểu. Nước dừa còn giàu chất khoáng, chất điện giải và các loại vitamin tốt cho sức khỏe. Nước dừa chứa chất điện giải và có thể thay thế nước muối nên có thể giúp loại bỏ axit uric qua đường tiểu nhanh chóng hơn. Ngoài ra, nước dừa cũng giàu kali và các chất điện giải giúp cân bằng độ pH trong cơ thể.

Bạn nên uống 1-2 ly nước dừa tươi mỗi ngày để hỗ trợ quá trình loại bỏ axit uric, phòng ngừa gout. Tuy nhiên, nước dừa không dành cho người đang mang thai nên tránh uống nhiều nếu đang mang thai hoặc cho con bú.

Cá hồi

Cá hồi chính là thực phẩm khắc tinh hàng đầu của bệnh gout. Đây là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 , 6, 9 cho những người bị bệnh gout. Omega-3 có tác dụng giảm viêm và giảm đau tại các khớp, giúp ngăn ngừa các cơn đau do bệnh gout gây ra. Ngoài ra, cá hồi còn giàu omega rất tốt cho tim mạch và hỗ trợ điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và phòng ngừa đãng trí tuổi già.

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout, bạn nên ăn cá hồi 2-3 lần mỗi tuần, ưu tiên chế biến theo cách hấp, luộc hoặc nướng. Không nên ăn quá nhiều cá hồi vì trong cá hồi có lượng muối tự nhiên, không tốt nếu ăn quá nhiều.

Sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa

Sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa ít chất béo như sữa chua và pho mát có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Protein có trong sữa dễ tiêu hóa, và cũng là chất giúp ức chế sự hình thành axit uric, từ đó ngăn ngừa các cơn đau do bệnh gout. Ngoài các tác dụng trên, sữa còn giúp bổ sung canxi cho xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương. Sữa chua uống có chứa các lợi khuẩn tự nhiên tốt cho đường tiêu hóa, giúp thúc đẩy phân giải lipit và thức ăn, giảm khó tiêu. Bạn nên uống sữa ít béo hoặc ăn sữa chua không đường mỗi ngày để hỗ trợ kiểm soát bệnh gout.

Trái cây giàu vitamin như mâm xôi, việt quất, anh đào,…

Các loại trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất giúp bạn giảm hấp thụ axit uric
Các loại trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất giúp bạn giảm hấp thụ axit uric

Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, quả mâm xôi chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và hỗ trợ chức năng gan thận trong việc loại bỏ axit uric. Đặc biệt, quả anh đào chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất chống viêm. Trong đó nổi bật có chất anthocyanin – một chất giúp giảm viêm và làm dịu các cơn đau do gout rất hiệu quả.

Để phòng ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh gout, bạn nên bổ sung vào chế độ ăn các loại trái cây giàu vitamin. Có thể ăn luôn hoặc ép nước uống đều được. Hoặc làm salad và các món ăn chứa trái cây khác. Đối với quả anh đào, mỗi ngày ăn 10-12 quả vừa giúp bổ sung vitamin C làm đẹp da, vừa giúp bạn giảm viêm đau do bệnh gout gây ra và dần dần làm hết hẳn triệu chứng gout.

Bệnh gout có thể dễ dàng điều trị và phòng ngừa tái phát thông qua chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thực phẩm giàu purine và tăng cường sử dụng những thực phẩm lành mạnh là “khắc tinh” của bệnh gout. Bên cạnh đó, duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh chính là triệt tiêu tận gốc bệnh gout. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *